Tại sao bạn nên trở thành một mentor ngay lập tức?

Trong mạng lưới SME Mentoring and Networking Saigon, chúng tôi không khuyến khích kết nốimentor và mentee cùng lĩnh vực hoạt động với nhau. Điều này làm giảm

Khi bàn về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, chúng ta thường nghe nhiều đến những lợi ích mà mentor – tạm dịch là người cố vấn, mang lại cho một mentee – người được cố vấn. Và hiển nhiên, những nhà khởi nghiệp trẻ nói riêng và thế hệ trẻ nói chung rất cần những mentor tốt. Thế nhưng ở chiều ngược lại, những câu hỏi như: Những ai có thể trở thành mentor? Và tại sao bạn nên trở thành một mentor? … lại chưa được đề cập nhiều.

TBKTSG Online trò chuyện cùng anh Ted Nuyen, một trong những người đồng sáng lập mạng lưới SME Mentoring and Networking Saigon, người có 17 năm kinh nghiệm làm việc cho IBM tại Mỹ và nhiều năm kinh nghiệm làm mentor, để làm rõ hơn những câu hỏi nêu trên.

TBKTSG Online: Anh có thể phác thảo ngắn gọn chân dung một mentor?

Ted Nuyen: Mentor vừa là một nhà cố vấn vừa là một người bạn. Họ có kiến thức và kinh nghiệm như một người cố vấn nhưng ứng xử và được tin cậy như một người bạn.

Mối quan hệ giữa mentor và mentee là mối quan hệ chuyển đổi, theo nghĩa giúp cả hai có những chuyển đổi theo hướng tích cực hơn.

Mentor giúp mentee phát triển bản thân và công việc trong kinh doanh. Ngược lại, mentee cũng đem lại rất nhiều giá trị tích cực cho người mentor của mình.

Mentee cũng có thể đem lại nhiều giá trị tích cực cho mentor?

Mentor, bất chấp tuổi tác hay kinh nghiệm, vẫn có những điều có thể học hỏi từ mentee của mình. Đó có thể là những lĩnh vực kinh doanh hay sản phẩm mới của mentee. Đó cũng có thể là thái độ và phong cách sống của họ.

Tôi có một mentee rất trẻ, 9X, là chủ một doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cậu ấy có nhiều trăn trở, băn khoăn và dĩ nhiên, rất nhiều nhiệt huyết.

Tôi nhìn thấy ở cậu ấy hình ảnh thời trẻ của mình. Nó như tấm gương nhắc nhở tôi rằng “Này Ted, anh xem lại sự nhiệt huyết và thái độ của mình trong công việc nhé. Anh thấy mentee của anh không?” Trong công việc, kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực sẽ chẳng có nhiều giá trị nếu anh không có niềm đam mê và một thái độ đúng đắn. Thái độ luôn là yếu tố quan trọng, bất kể già trẻ.

Chúng tôi thường gặp nhau sau 3 tuần và cứ mỗi lần gặp nhau, tôi lại thấy cậu ấy khác hẳn, tiến bộ hơn và mang đến những câu hỏi sâu sắc hơn. Điều này thật sự là một niềm vui kiểu như anh chứng kiến cái cây mình trồng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Một câu chuyện khác. Mentee mà tôi làm mentor chuyên làm sản phẩm nghệ mật ong và nhờ họ, tôi, từ chỗ chẳng biết gì về mật ong, đã có thể hiểu rất rõ về sản phẩm này và thậm chí, tôi còn làm sữa rửa mặt từ mật ong và nghệ cho gia đình mình dùng. Dĩ nhiên, còn rất nhiềumentor khác có thể chia sẻ những câu chuyện tương tự như vậy

Và đây là những lý do doanh nhân nên trở thành một mentor?

Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Với một doanh nhân, kỹ năng lãnh đạo là điều vô cùng quan trọng. Kỹ năng lãnh đạo, nói ngắn gọn, là tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng và động lực để người khác dấn thân làm việc một cách nhiệt huyết hướng đến mục tiêu chung. Và mối quan hệ mentor – mentee là môi trường thuận lợi để mentor có thể nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.

Nói vậy, có người bắt bẻ rằng doanh nhân vẫn có thể luyện kỹ năng lãnh đạo ngay tại chính công ty mình?

Cần hiểu rằng có đôi chút khác biệt trong trường hợp này. Ở công ty, anh có quyền lực với nhân viên của mình. Với mentee, anh không có điều đó. Mối quan hệ hai bên bình đẳng nhau và không ràng buộc về lợi ích. Điều này sẽ là một thử thách lớn với các mentor chưa có kinh nghiệm hoặc vẫn mang phong cách “quản lý” và “dạy bảo” nhân viên tại công ty mình vào mối quan hệ mentoring.

Là một mentor, anh có thể tạo ảnh hưởng và thay đổi cả cuộc đợi của một người trẻ. Điều này chẳng phải rất đẹp sao!

Tôi tin, mỗi doanh nhân, ai cũng muốn đóng góp cho xã hội, cách này hay cách khác. Có người chọn làm một diễn giả, tham dự nhiều hội thảo, diễn đàn, nói cho nhiều người nghe và họ tin kiến thức của họ được lan tỏa vì có rất nhiều người đang nghe họ nói.

Mentoring thì ngược lại, tập trung vào mối quan hệ 1:1 được xây dựng bằng sự cam kết và tin tưởng giữa hai bên nhưng nó cũng đem lại một giá trị lan tỏa khác. Anh mentor cho một chủ doanh nghiệp trẻ. Và người này đem văn hóa mentoring vào doanh nghiệp của chính họ, đó là một sự lan tỏa bền vững mà bản thân tôi thực chứng được.

Vậy những ai có thể trở thành mentor?

Không nhất thiết phải là doanh chủ mới có thể trở thành mentor. Tuy vậy, vẫn có một số tiêu chí cơ bản nếu muốn bắt đầu trở thành mentor. Lấy ví dụ trong mạng lưới SME Mentoring and Networking Saigon, để trở thành mentor, anh/chị cần có 3 yếu tố sau:

1. Sự cam kết và quan tâm: Trước tiên bạn phải có mong muốn trở thành một mentor, người giúp những người trẻ hơn mình phát triển. Trong mỗi khóa kết nối mentor – mentee mà chúng tôi thực hiện, chương trình kéo dài trong 12 tháng. Do vậy, mentor tham dự chương trình phải cam kết dành ít nhất mỗi năm 20 giờ, trong đó 12 giờ cho mentee của mình (mỗi tháng tối thiểu một giờ) và 8 giờ tham gia các lớp nâng cao kỹ năng mentor cũng như hỗ trợ những menteethuộc mentor khác.

2. Tuổi đời lớn hơn mentee từ 5 – 10 năm.

3. Kỹ năng mentor (Mentoring skill): Kỹ năng mentoring cũng giống như kỹ năng lãnh đạo, là những kỹ năng có thể học được và được rèn luyện thông qua việc thực hành. Điều này chương trình sẽ đào tạo.

Nếu ai cũng có thể làm mentor thì mentee sẽ đặt câu hỏi, chẳng hạn, thế này: Tôi khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, trong khi anh Ted lại hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay như ông Sesto Vecchii (một luật sư – mentor người Mỹ) lại hoạt động trong ngành luật thì làm sao các anh có thể cố vấn giúp tôi được?

Một mentor có kinh nghiệm luôn lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu cũng như mục tiêu và nguyện vọng mà mentee muốn đạt được trong vòng 12 tháng tới về phương diện bản thân cũng như trong kinh doanh. Từ đó, mentor, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, có thể giúp menteenhận diện rõ hơn về mục tiêu và tìm ra những con đường phù hợp nhất để đi đến mục tiêu mà họ đặt ra.

Đừng nghĩ mentor là người giải quyết vấn đề thay cho mentee hoặc đưa ra một đáp án cụ thể cho câu hỏi của mentee. Mentor là người biết đặt ra những câu hỏi, đưa ra những thách thức để giúp mentee nhìn vấn đề đa chiều hơn và tự đưa ra quyết định. Quan trọng hơn cả là giúp chomentee có động lực để thực hiện những thay đổi.

Khi bạn nhìn chăm chú vào một vấn đề, bạn sẽ chỉ thấy vấn đề đó mà quên đi các yếu tố xung quanh. Mentor giúp mentee của mình thấy thêm các yếu tố xung quanh để nhìn bức tranh toàn cảnh hơn.

Trong mạng lưới SME Mentoring and Networking Saigon, chúng tôi không khuyến khích kết nốimentor và mentee cùng lĩnh vực hoạt động với nhau. Điều này làm giảm hiệu quả của mối quan hệ mentoring. Tất nhiên, sự lựa chọn của mentee vẫn là quan trọng nhất, đặc biệt là về yếu tố hoà hợp giữa tính cách và con người.

Hãy thử hình dung một mentee hỏi một mentor chuyên về nhân sự cách sa thải nhân viên. Câu trả lời sẽ như thế nào? Rất có thể, mentor sẽ nói: bạn phải xem điều luật này, lưu ý phải có thư thông báo, chú ý vấn đề pháp lý …

Không, một mentor đúng nghĩa sẽ đặt những câu hỏi để đi đến cái gốc của vấn đề chứ không đưa ra giải pháp. Và hiển nhiên, bạn không cần phải là một chuyên gia nhân sự để có thể đặt ra những câu hỏi giúp mentee nhìn ra cái gốc của vấn đề.

Bởi vậy chúng tôi tìm kiếm những mentor có cam kết cao, có đủ kinh nghiệm sống và làm việc chứ không phải dựa trên chức vụ và học vấn. Với mentee, chúng tôi lựa chọn dựa trên yếu tố con người, thái độ học hỏi và cầu tiến chứ không phải tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Là một mentor, anh mong muốn điều gì?

Giúp mentee của mình phát triển; và ngày càng có nhiều doanh nhân trở thành mentor, để góp phần hình thành một văn hóa mentoring trong xã hội chúng ta.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *